Tổ chức lễ khởi công, động thổ: quy trình, kịch bản, báo giá

Trong lĩnh vực xây dựng, khởi công, động thổ là nghi lễ quan trọng bắt buộc trong văn hoá và đời sống của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Với mong muốn có một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi, may mắn cho một dự án xây dựng. Vậy làm thế nào để lễ khởi công, động thổ diễn ra thành công, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa, quy định, quy trình, kế hoạch và kịch bản để tổ chức thành công buổi lễ khởi công qua kinh nghiệm của ông Phạm Minh Đức, giám đốc công ty tổ chức sự kiện Á Châu.

Lễ khởi công, động thổ là gì?

Lễ khởi công, động thổ là buổi lễ sự kiện nhằm mục đích thông báo, xin phép chính thức của đơn vị nhà thầu, công ty xây dựng được bắt đầu tiến hành xây dựng trên mảnh đất đó. Cũng là sự kiện nhằm quảng bá thu hút sự quan tâm, đầu tư đến với dự án, chứng minh năng lực của đơn vị nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư dự án.

Theo quan niệm tâm linh, mỗi vùng đất đều có sự cai trị của thần Thổ địa – Thổ công. Vì thế, mọi việc hành sự lớn nhỏ từ xây dựng cho đến ồn ào, huyên náo sẽ làm ảnh hưởng đến vùng đất cũng như làm phiền đến thần linh nơi này. Vậy nên trong lễ khởi công, động thổ còn kèm theo nghi lễ cầu, cúng để xin phép các đấng thần linh để được phép xây dựng công trình trên mảnh đất đấy. Cũng như mong muốn các ngài sẽ phù hộ cho việc thi công gặp nhiều may mắn và thuận lợi.

Video lễ khởi công khu công nghiệp số 5 tỉnh Hưng Yên do Á Châu Event tổ chức.

Trên thực tế hai buổi lễ khởi công, động thổ đều có ý nghĩa và mục đích giống nhau. Đa phần các doanh nghiệp sẽ gộp chung 2 buổi lễ này làm một.

Mục đích, ý nghĩa của lễ khởi công, động thổ bao gồm: Truyền thông, tâm linh và may mắn, xin phép và thông báo với chính quyền, truyền thông, nâng cao uy tín, cam kết của chủ đầu tư.

Lễ khởi công, động thổ dự án khu công nghiệp số 05 tỉnh Hưng Yên.
Lễ khởi công, động thổ dự án khu công nghiệp số 05 tỉnh Hưng Yên do Á Châu Event tổ chức.

Quy trình tổ chức sự kiện lễ khởi công, động thổ

Bước 1: Truyền thông trước sự kiện:

Doanh nghiệp truyền thông nội bộ, các kênh fanpage, youtube, mạng xã hội và các kênh báo chí về thông tin ngày, giờ, địa điểm diễn ra sự kiện cũng như các thông tin về quy mô của chương trình, khách mời, thông tin của dự án, quy mô dự án, thời gian hoàn thiện.

Bước 2: Khảo sát mặt bằng, lên thiết kế:

  • Giải phóng mặt bằng, hoàn thiện mặt bằng thô, san lấp, có thể dải đá base cho đường đi.
  • Phân tích mặt bằng lựa chọn khu vực đặt nhà dàn, lối đi, nhà họp VIP, nhà vệ sinh di động.
  • Tính toán đường điện, nước, hoặc bố trí các máy phát điện và xe bồn chở nước.
  • Lên thiết kế 3D, layout phân bổ toàn bộ sự kiện: cổng chào, khu vực nhà họp lễ, khu vực đón khách, khu vực sân khấu, khu vực phòng chờ VIP.
  • Lên thiết kế 2D các ẩn phẩm: thiệp mời, băng rôn, backdrop, standee, thẻ ban tổ chức, bảng biển dẫn đường.

Bước 3: Lên danh sách khách mời và gửi thiệp mời giấy, thiệp online cho khách tham gia sự kiện.

Bước 4: Tiến hành lắp đặt thi công trang thiết bị khu vực sự kiện:

Thi công cho lễ khởi công, động thổ cần tiến hành trước 3 ngày.

  • Ngày thứ 1: Setup nền, sàn sân khấu và phần khung, trần nhà giàn, làm trần, rèm che.
  • Ngày thứ 2: Setup sân khấu, bàn ghế, quây khu vực VIP, barrier dẫn đường, bảng biển dẫn đường, thảm đỏ, hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn hình led
  • Ngày thứ 3: Tổng duyệt toàn bộ các hạng mục biểu diễn, hạng mục phát biểu, thiết bị phát biểu, bục ấn chuông hoặc bục chạm tay, bục xúc cát.

Bước 5. Lên phương án tiếp đón khách mời:

  • Sắp xếp sơ đồ các vị trí khách ngồi.
  • Đào tạo nhân viên, lễ tân phương án tiếp khách, dẫn đường, cài hoa, chào khách, tiền khách, dẫn khách mời vào đúng vị trí.

Bước 6: Kiểm tra, tổng duyệt chương trình:

  • Tổng duyệt MC dẫn chương trình các phần của buổi lễ.
  • Tổng duyệt các tiết mục biểu diễn.
  • Tổng duyệt phần lễ khởi công dự án: bấm nút, chạm tay led, chạm tay vào quả cầu led hoặc nghi lễ truyền thống như xúc cát.

Bước 7: Truyền thông sau sự kiện, lên fanpage, youtube, các kênh mạng xã hội của dự án, đi báo chí, truyền hình.

Bản vẽ thiết kế 3D một khu vực lễ khởi công.
Bản vẽ thiết kế 3D một khu vực lễ khởi công được Á Châu Event thiết kế.

Kịch bản tổ chức lễ khởi công

Phần 1: Mở màn

  • Lễ tân và đội lân sư rồng biểu diễn và đứng đón khách theo các vị trí chỉ định.
  • Ban tổ chức đón khách và ổn định vị trí khách mời đồng thời MC sẽ voice off để buổi lễ chuẩn bị được bắt đầu.
  • Tiết mục văn nghệ mở màn: Thông qua tiết mục doanh nghiệp có thể gửi gắm thông điệp, mong muốn, khát vọng hoặc những tiết mục đặc trưng của vùng miền, địa điểm nơi làm lễ khởi công. Một số tiết mục thường đường sử dụng trong khởi công như: trống hội, múa cánh chim, múa lân sư rồng (có thể sẽ sử dụng sau ở phần lễ)…
  • MC thông báo lý do, giới thiệu các khách mời đại biểu tham dự.
  • Đại diện chủ đầu tư (chủ thầu xây dựng) lên phát biểu khai mạc và giới thiệu về dự án.
  • Trình chiếu video giới thiệu về dự án.

Phần 2: Phần lễ

  • Phần biểu diễn múa lân sư rồng ý nghĩa mang đến phát tài phát lộc, sự may mắn thịnh vượng đến cho dự án.
  • MC mời đại diện chủ đầu tư, doanh nghiệp hoặc đại diện từ các cấp cơ quan chính quyền nhà nước lên sân khấu để làm nghi thức khởi công, động thổ xây dựng dự án.
  • Thực hiện nghi thức khởi công, động thổ: tuỳ theo nhu cầu của khách hàng sẽ có các nghi thức khác nhau như xúc cát theo nghi thức truyền thống, bấm chuông khởi động dự án, chạm tay quả cầu led hoặc chạm tay màn hình led kích hoạt dự án…
  • Kết thúc phần lễ đại diễn chụp ảnh lưu niệm, và MC mời đại biểu trở lại vị trí khách mời.
Nghi thức xúc cát tại Lễ khởi công An Quý Hưng
Nghi thức xúc cát tại Lễ khởi công An Quý Hưng.

Phần 3: Phần hội

  • Lân, rồng sẽ du  quanh khu vực khởi công hay các máy móc thiết bị.
  • Văn nghệ biểu diễn, trong lúc này các khách mời có thể dùng tiệc teabreak nhẹ hoặc giao lưu trao đổi với nhau về các công trình.
  • MC thông báo lễ khởi công, động thổ đã diễn ra thành công tốt đẹp, cảm ơn khách mời đã tham dự nghi lễ khởi công.

Quy định pháp luật về tổ chức lễ khởi công, động thổ

Theo quyết định số 27/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/2023 về quy định tổ chức lễ khởi công, động thổ, khánh thành công trình.

Điều kiện tổ chức lễ khởi công

  1. Lễ khởi công, động thổ được diễn ra khi cơ quan thẩm quyền bàn giao mặt bằng toàn bộ, hoặc bàn giao theo từng giai đoạn và dự án được phê duyệt đúng thẩm quyền, quy định.
  2. Lễ khởi công, động thổ cần đáp ứng điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
  3. Lễ khánh thành được diễn ra sau khi dự án được cơ quan thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu, đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.
  4. Dự án chỉ được tổ chức một lần cho lễ khởi công hoặc động thổ và 1 lần cho lễ khánh thành.

Báo giá lễ khởi công động thổ

Dưới đây là báo giá một số hạng mục dành cho lễ khởi công, khách hàng có thể tham khảo.

Hạng mụcBáo giá
1. Chi phí thiết kế 3D5.000.000 - 15.000.000 / gói
2. Chi phí thiết kế 2D5.000.000 - 10.000.000 / gói
3. Chi phí lên kịch bản1.000.000 - 3.000.000 / gói
5. Chi phí các thiết bị trong lễ khởi công (tuỳ quy mô)30.000.000 - 500.000.000 VNĐ
6. Chi phí nhân sự trong lễ khởi công (tuỳ theo quy mô)10.000.000 VNĐ - 200.000.000 VNĐ
7. Chi phí báo chí, truyền hình15.000.000 VNĐ - 100.000.000 VNĐ
8. Chi phí lắp đặt, vận chuyển3.000.000 - 10.000.000 / gói

Do có rất nhiều hạng mục chi tiết như: âm thanh, ánh sáng, màn hình led, nhà giàn, bàn ghế, cột barrier, bộ nghi thức khởi công, bục khởi công,… chúng tôi sẽ cung cấp trong báo giá chi tiết. Để có báo giá chính xác, chi tiết, khách hàng có thể liên hệ hotline để được tư vấn, cũng như đưa ra phương án, kế hoạch, bản vẽ chính xác cho việc thực hiện lễ khởi công tại địa điểm.

Bài viết trên đã hướng dẫn từ A đến Z về việc xây dựng, quy định pháp luật và quy trình thực hiện lễ khởi công. Nếu quý khách hàng cần tham khảo thêm thông tin, cũng như tìm đơn vị đầu tư, thiết kế, thi công và tư vấn triển khai dự án có thể liên hệ với công ty Á Châu Event qua số hotline: 093 885 9998 hoặc 093 961 9998 để được tư vấn và hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp trong lễ khởi công

Lễ khởi công làm ở ngoài trời vậy nên cần chú trọng nhất về thời tiết và nghiên cứu về dự báo thời tiết. Thời tiết mưa bão có thể dẫn đến phá hỏng các thiết bị và decor của sự kiện cũng như không thể diễn ra lễ khởi công như mong muốn. Cần có phương án che chắn, đóng cọc, téc nước đối trọng cho nhà giàn cũng như thực hiện các phương án an toàn khác cho người lao động và khách mời.

Đa phần khách mời của lễ khởi công đều là những khách mời quan trọng, có thể là những lãnh đạo nhà nước. Nên phần lớn lễ khởi công chỉ tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn nhất định khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Và sau đó toàn bộ khách sẽ ra về. Cần có phương án đón khách, tiễn khách, có thể phát quà khi tham dự. Không cần tổ chức tiệc sau lễ khởi công.

Lễ khởi công cần tổ chức sớm và trước khi diễn ra xây dựng. Nên tổ chức lễ khởi công sau khi san lấp đất, bàn giao mặt bằng. Ngày tổ chức lễ khởi công nên chọn theo ngày hoàng đạo vì có nhiều yếu tố tâm linh, tốt đẹp trong ngày hoàng đạo.

Chi phí để tổ chức lễ khởi công, động thổ thường sẽ rời vào khoảng thấp nhất 30.000.000 VNĐ cho đến 500.000.000 VNĐ hoặc 1.000.000 VNĐ cho việc tổ chức một lễ khởi công hoàn chỉnh.

4.8/5 - (12 bình chọn)

Gọi số hotline để nhận báo giá

Nhận báo giá

Hoặc điền thông tin của bạn để nhận báo giá qua email và số điện thoại:

16108

Theo số hotline công ty để được tư vấn miễn phí:

Liên hệ

Chúng tôi hỗ trợ tư vấn 24/7. Quý khách có thể gọi điện vào bất cứ giờ nào trong ngày.

16108