Đạo diễn sự kiện họ là ai? Tất cả về nghề đạo diễn sự kiện

Đạo diễn sự kiện đang là một ngành nghề có sức hút bậc nhất tại thời điểm hiện tại, với mức thu nhập khủng và những quyền lợi hấp dẫn.

Nhưng không phải ai cũng đã hiểu đúng bản chất nghề đạo diễn sự kiện, những vai trò của đạo diễn sự kiện và tố chất, kỹ năng mà bất kỳ đạo diễn sự kiện nào cũng phải có. Vì vậy, hiểu rõ nhu cầu của bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những kiến thức cần phải biết về nghề đạo diễn sự kiện.

Khái niệm đạo diễn sự kiện

Đạo diễn sự kiện, hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là “Event Director”, hiểu một cách khái quát nhất là người chịu trách nhiệm về thành công của toàn bộ sự kiện

Người đứng ở cương vị đạo diễn sự kiện có lượng kiến thức chuyên môn sâu rộng, có sự sáng tạo thần sầu và năng lực quản lý nhân sự cực kỳ tốt.

Để tạo ra một chương trình lớn như vậy thì số lượng người tham gia trong công tác sản xuất không thể ít được, họ chia thành nhiều bộ phận nhỏ phía sau, mỗi người đảm nhận một vai trò, công việc khác nhau.

Vì vậy, đạo diễn sự kiện là mối nối gắn kết những con người khác biệt ấy thành một khối đoàn kết, dẫn dắt họ đi theo đúng những định hướng sự kiện của mình. Họ phải làm việc với tất cả các bộ phận khác nhau để thống nhất một mạch chương trình, vận hành tổng thể trong ngày diễn ra sự kiện và quản lý tất cả những ai đang cộng tác với chương trình.

Đạo diễn sự kiện là mối nối quan trọng nhất giữa các bộ phận với nhau trong quá trình thực thi chương trình
Đạo diễn sự kiện là mối nối quan trọng nhất giữa các bộ phận với nhau trong quá trình thực thi chương trình. Nguồn: Pinterest

Ngoài nhiệm vụ chính kể trên, đạo diễn sự kiện còn có những trách nhiệm khác, bao gồm:

  • Đối thoại trực tiếp với khách hàng, các nhà phân phối trang thiết bị, dịch vụ sự kiện
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác lên kế hoạch tổng cho chương trình
  • Sắp xếp nhân sự cho sự kiện, từ cấp độ quản lý đến cộng tác viên nhỏ nhất
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự
  • Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đơn vị truyền thông
  • Tạo thương hiệu cho cá nhân mình, hoặc đơn vị đang cộng tác

Đạo diễn sự kiện như người thuyền trưởng chỉ huy con tàu của mình cập bến bình an

Người giữ chức vụ này mang trong mình trách nhiệm to lớn và không kém phần áp lực của chức vị quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Thành hay bại của một sự kiện, hầu hết đều do định hướng và cách quản lý của đạo diễn sự kiện.

Phía sau ánh hào quang của một đạo diễn sự kiện

Đạo diễn sự kiện có thể là một vị trí đầy hấp dẫn với bất cứ ai trong nghề. Nhưng đằng sau lớp hào quang về tiền tài và danh vọng ấy chính là những góc khuất mà hiếm ai biết được. Để đứng được ở cương vị ít ai đứng được, thì đạo diễn sự kiện phải chịu được những điều không mấy ai chịu được.

Phía sau hào quan của một đạo diễn sự kiện là những công việc khuất trong bóng tối
Phía sau hào quan của một đạo diễn sự kiện là những công việc khuất trong bóng tối. Nguồn: Pinterest

Áp lực khủng khiếp về sự thành bại, dù là sự kiện có quy mô lớn hay nhỏ, thì đấy là thứ mà đạo diện sự kiện luôn mang trên vai liên tục suốt từ lúc nhận thực hiện cho đến khi kết thúc hoàn chương trình mới có thể tháo dỡ được.

Những buổi bỏ bữa cơm để chạy cho kịp deadline, những đêm trằn trọc tìm kiếm ý tưởng mới, hay những cảm xúc không mấy tích cực trong quá trình sản xuất sự kiện,… đấy đều là những hiện thực cuộc sống sẽ xuất hiện mà nếu bạn trở thành đạo diễn sự kiện. Bề nổi thì ai cũng muốn đạt được, nhưng để vươn lên đến đỉnh vinh quang trong tại vị trí này cần phải vượt qua phần chìm của tảng băng trôi và nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày.

Điều kiện cần và đủ để trở thành đạo diễn sự kiện

Kinh nghiệm thôi đã đủ chưa?

Để gánh được trọng trách to lớn như thế, thì người đạo diễn sự kiện không thể là một nhân vật tầm thường được. Kinh nghiệm bắt buộc phải tối thiểu từ 5 năm trở lên thì mới đủ tay nghề để vận hành một dự án lớn. Nhưng kinh nghiệm thôi là CHƯA ĐỦ!

Đạo diễn sự kiện phải là chuyên gia về kiến thức chuyên môn cả phần cứng và phần mềm trong tổ chức sự kiện.

đạo diễn sự kiện
Đạo diễn sự kiện là người nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững chắc nhất trong nghề

Bản thân Event Director phải trang bị lượng thông tin đồ sộ về các thiết bị ứng dụng vào sự kiện như âm thanh, ánh sáng, sân khấu, màn hình,… Và vận dụng óc sáng tạo để suy nghĩ ra được tuyến diễn chương trình dựa trên những công nghệ hiện có, cho thấy tính thực thi của nó thông qua kế hoạch, kịch bản sự kiện.

Suy cho cùng, kinh nghiệm cũng là những gì có được trong những lần thử nghiệm trước. Nếu từ những bước đầu tiên đã sai về mặt tư duy, về mặt kiến thức chuyên môn, về hệ thống và kỹ thuật, thì kinh nghiệm ấy sẽ chẳng để làm gì ngoài việc kéo dài chuỗi sai lầm. Và phải mất rất nhiều thời gian để hiểu ra tự hiểu nó sai, hoặc phải đợi cho có người chỉ bảo thì mới biết được.
Sự kiện giống như một ngôi nhà vậy. Càng kiên cố phần móng thì dù có xây lên cao cỡ nào cũng không sợ đổ. Kinh nghiệm bắt nguồn từ chuyên môn chuẩn sẽ thúc đẩy cơ hội thăng tiến, và người đạo diễn sự kiện có thể thỏa sức sáng tạo với chương trình mà không lo lâm vào tình trạng “bể show” bởi những yếu tố cơ bản.

Kỹ năng mềm bổ trợ, cần hay không?

Dù ở bất kỳ vị trí nào nào trong ngành sự kiện, ai cũng sẽ có câu hỏi “Liệu những kỹ năng mềm có thực sự cần thiết?”. Câu trả lời là CÓ!

Kỹ năng mềm sẽ là lợi thế lớn nhất khiến bạn có thể vượt mặt đối thủ một cách dễ dàng trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này.

Kỹ năng mềm là vũ khí tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho đạo diễn sự kiện
Kỹ năng mềm là vũ khí tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho đạo diễn sự kiện. Nguồn: Pinterest

Và đặc biệt đối với đạo diễn sự kiện, những kỹ năng mềm ngoài chuyên môn này sẽ mang lại cơ hội bứt phá rất lớn trong tương lai. Dưới đây là một số kỹ năng mềm phát triển năng lực của người thuyền trưởng trên con tàu sự kiện, bao gồm:

  • Kết nối, thấu hiểu tâm lý khách hàng
  • Đàm phán với các nhà phân phối thiết bị, dịch vụ tổ chức sự kiện
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
  • Kỹ năng viết lách
  • Kỹ năng quản trị rủi ro
  • Hiểu biết về marketing, về thị trường
  • Quản lý tài chính cho sự kiện

Lộ trình phát triển từ A – Z của một đạo diễn sự kiện tương lai

Trau dồi kiến thức chuyên ngành sự kiện

Không ai từ “zero” đến “hero” chỉ sau một nốt nhạc cả, nghề đạo diễn sự kiện cũng vậy. Tất cả những ai thành công trong công việc này đều phải đi từ những bước đầu tiên, chính là gầy dựng cho mình kiến thức chuyên môn chuẩn xác và những nhận thức đúng đắn, thực tế trong nghề tổ chức sự kiện.

Trau dồi kiến thức
Trau dồi kiến thức chuyên ngành là việc đầu tiên để bắt đầu với nghề đạo diễn sự kiện.

Tổ chức sự kiện không yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp. Nên người học hoàn toàn có thể tự do lựa chọn một trong ba phương án đào tạo đạo diễn sự kiện sau, tùy theo nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:

  • Học sự kiện tại các trường Đại học trong và ngoài nước
  • Học tổ chức sự kiện từ các khóa học đào tạo ngắn hạn
  • Học các khóa sự kiện trên các nền tảng trực tuyến

Á Châu Event – đơn vị tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM hiện đang có chương trình đào tạo đạo diễn sự kiện.

Với mức học phí phải chăngchất lượng đào tạo có chuyên môn cao, tin rằng đây sẽ là một lựa chọn tốt dành cho bất kỳ ai muốn học hỏi thêm về nghề đạo diễn sự kiện.

Ngoài ra tại đây luôn có dịch vụ cung cấp đạo diễn sự kiện có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững chắc. Á Châu Event còn cung cấp dịch vụ này ở đa dạng loại hình sự kiện khác nhau, tùy theo ngân sách và nhu cầu của đối tác. Chỉ cần liên hệ với Á Châu Event qua số hotline: 093 885 9998 hoặc email: achausukien@gmail.com, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về tất tần tật những gì cần thiết.

Lớp học đào tạo đạo diễn sự kiện tại Á Châu Event
Lớp học đào tạo đạo diễn sự kiện tại Á Châu Event

Tích lũy kinh nghiệm cần phải có thời gian

Cần lưu ý rằng không có một cơ sở nào có thể cho ra lò những đạo diễn sự kiện ngay khi vừa kết thúc khóa học. Học viên không nên quá kỳ vọng quá nhiều vào thành quả quá cao sau khi kết thúc kỳ học.

Hãy cho bản thân cơ hội được học hỏi, được cọ xát với thực tế trong công việc, chắc chắn theo thời gian tay nghề sẽ dần có những bước tiến triển mới.

Kiên nhẫn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm ắt sẽ có ngày thành công tại cương vị đạo diễn sự kiện
Kiên nhẫn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm ắt sẽ có ngày thành công với cương vị đạo diễn sự kiện

Đừng để ngoại ngữ trở thành rào cản

Ngành sự kiện tại Việt Nam đã không còn thu hẹp trong phạm vi nội địa, mà đã bắt đầu lấn sân sang các sự kiện quốc tế. Và cùng với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, các kiến thức chuyên ngành và các thiết bị tân tiến đều đã được nhập khẩu về Việt Nam.

Nếu không có khả năng ngoại ngữ, chắc chắn việc tiếp nhận thông tin mới nhất về ngành nghề sẽ bị hạn chế và dần dà chương trình do đạo diễn sự kiện tổ chức của sẽ bị tụt hậu so với thế giới. 

Đừng để ngoại ngữ trở thành rào cản
Đừng để ngoại ngữ trở thành rào cản của một đạo diễn sự kiện. Nguồn: Pinterest

Vì vậy, hãy tận dụng thời gian để học thật tốt ngoại ngữ thông dụng nhất trên thế giới hiện nay là Tiếng Anh, và sẽ càng tốt hơn nếu có thể học thêm một thứ tiếng khác như Trung, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha,… Ngoại ngữ là cơ hội mở đường đến thành công cho một đạo diễn sự kiện.

Kết lại về đạo diễn sự kiện

Bài viết đã cung cấp bản chất công việc và giúp bạn có cái nhìn tổng quan về con đường phát triển trong ngành đạo diễn sự kiện.

Không có cuộc hành trình nào mà không có chông gai, chỉ cần vững tin vào định hướng của bản thân, cùng với sự cố gắng không ngừng nghỉ mỗi ngày, thì chắc chắn rằng tất cả những ai yêu nghề sẽ đều thành công trong công việc tổ chức sự kiện của mình, đặc biệt là những ai đã, đang và sẽ trở thành đạo diễn sự kiện.

Đánh giá bài viết này

Gọi số hotline để nhận báo giá

Nhận báo giá

Hoặc điền thông tin của bạn để nhận báo giá qua email và số điện thoại:

16108

Theo số hotline công ty để được tư vấn miễn phí:

Liên hệ

Chúng tôi hỗ trợ tư vấn 24/7. Quý khách có thể gọi điện vào bất cứ giờ nào trong ngày.

16108