Tổ chức lễ khởi công động thổ – Nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu trong văn hoá và đời sống của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Với mong muốn có một khởi đầu thuận lợi, may mắn, thành công và tránh những điều không may cho dự án. Vậy bí quyết nào để tổ chức lễ khởi công động thổ thành công? Cùng tìm hiểu về ý nghĩa, quy định, quy trình tổ chức buổi lễ thành công qua kinh nghiệm của ông Phạm Minh Đức, giám đốc công ty tổ chức sự kiện Á Châu. Cùng tìm hiểu ngay!
Lễ khởi công, động thổ là gì?
Lễ khởi công, động thổ là buổi lễ sự kiện nhằm mục đích thông báo, xin phép chính thức của đơn vị nhà thầu, công ty xây dựng được bắt đầu tiến hành xây dựng trên mảnh đất đó. Cũng là sự kiện nhằm quảng bá thu hút sự quan tâm, đầu tư đến với dự án, chứng minh năng lực của đơn vị nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư dự án.
Theo quan niệm tâm linh, mỗi vùng đất đều có sự cai trị của thần Thổ địa – Thổ công. Vì thế, mọi việc hành sự lớn nhỏ từ xây dựng cho đến ồn ào, huyên náo sẽ làm ảnh hưởng đến vùng đất cũng như làm phiền đến thần linh nơi này. Vậy nên trong lễ khởi công, động thổ còn kèm theo nghi lễ cầu, cúng để xin phép các đấng thần linh để được phép xây dựng công trình trên mảnh đất đấy. Cũng như mong muốn các ngài sẽ phù hộ cho việc thi công gặp nhiều may mắn và thuận lợi.
Thông thường với những ngôi nhà dân dụng thì lễ khởi công và động thổ sẽ được gộp làm một, nhưng đối với những dự án và công trình lớn thì hai buổi lễ sẽ tách biệt hoàn toàn.
Video lễ khởi công khu công nghiệp số 5 tỉnh Hưng Yên do Á Châu Event tổ chức.
Sự Khác Biệt Giữa Lễ Khởi Công và Động Thổ
• Lễ khởi công
-Mục đích chính: Công bố chính thức bắt đầu thi công.
-Thời điểm: Trước khi bắt đầu xây dựng công trình.
-Thành phần tham dự: Nhà thầu, chủ đầu tư.
– Nghi thức: Phát biểu, xúc cát hoặc đặt viên gạch đầu tiên.
• Lễ động thổ
– Mục đích chính: Nghĩ lễ tâm linh, xin phép thần thổ địa.
– Thời điểm: Trước khi đào móng hoặc bắt đầu công đoạn đầu tiên.
– Thành phần tham dự: Đại điện chủ đầu tư, kỹ sư trưởng.
– Nghi thức: Cúng bái, khấn lễ, xúc đất hoặc đào đất.
Quy trình tổ chức sự kiện lễ khởi công, động thổ
Bước 1: Truyền thông trước sự kiện và lên danh sách khách mời các đơn vị liên quan thông báo ngày, giờ, quy mô và địa điểm diễn ra.
- Kênh online: Fanpage, youtube, mạng xã hội, email…
- Kênh truyền thống: Báo chí, gửi thiệp mời giấy, gọi điện trực tiếp…
Bước 2: Đo đạc và khảo sát mặt bằng lên thiết kế các hạng mục
- Giải phóng mặt bằng, san lấp, có thể dải đá base cho đường đi.
- Lên thiết kế 2D các ẩn phẩm: thiệp mời, băng rôn, backdrop, standee…
- Lên thiết kế 3D, layout toàn bộ sự kiện: cổng chào, khu vực nhà họp lễ, khu vực đón khách, khu vực sân khấu, phòng chờ VIP
- Tính toán đường điện, nước thật tối ưu
Bước 3: Tiến hành lắp đặt thi công trang thiết bị
- Lắp đặt khung, sàn sân khấu, rèm che hoặc nhà giàn.
- Trang trí cổng chào, sân khấu. Setup bàn ghế, khu VIP, barrier dẫn đường, thảm đỏ, hoa tươi.
- Lắp đặt âm thanh ánh sáng, màn hình Led.
- Chuẩn bị bục ấn chuông hoặc bục chạm tay, bục xúc cát, pháo giấy…
Bước 4: Lên phương án đón tiếp khách mời:
- Sắp xếp sơ đồ các vị trí khách ngồi.
- Phân công, đào tạo lễ tân dẫn đường, chào khách, tiễn khách, dẫn khách mời vào đúng vị trí.
Bước 5: Tổng duyệt cho sự kiện.
- Tổng duyệt MC, lễ tân
- Tổng duyệt các tiết mục biểu diễn: Múa lân, ca múa nhạc…
- Tổng duyệt lễ khởi công: Bấm nút, chạm tay led, xúc cát, cắt băng
Quy định pháp luật về tổ chức lễ khởi công, động thổ
Theo quyết định số 27/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/2023 về quy định tổ chức lễ khởi công, động thổ, khánh thành công trình.
Điều kiện tổ chức lễ khởi công
- Lễ khởi công, động thổ được diễn ra khi cơ quan thẩm quyền bàn giao mặt bằng toàn bộ, hoặc bàn giao theo từng giai đoạn và dự án được phê duyệt đúng thẩm quyền, quy định.
- Lễ khởi công, động thổ cần đáp ứng điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
- Lễ khánh thành được diễn ra sau khi dự án được cơ quan thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu, đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.
- Dự án chỉ được tổ chức một lần cho lễ khởi công hoặc động thổ và 1 lần cho lễ khánh thành.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ tổ chức lễ khởi công – động thổ trọn gói?
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Bạn không cần phải tự mình lo lắng về hàng tá công việc như lên kế hoạch, xin giấy phép, chuẩn bị lễ vật, thuê địa điểm, âm thanh, ánh sáng, trang trí, thuê MC, nhân sự phục vụ… Tất cả sẽ được đơn vị tổ chức sự kiện lo liệu chu đáo.
- Giảm thiểu rủi ro: Trong quá trình tổ chức sự kiện, luôn có thể phát sinh những rủi ro bất ngờ. Đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ có kế hoạch dự phòng, biện pháp xử lý tình huống nhanh chóng, hiệu quả.
- Đảm bảo sự chuyên nghiệp: Các công ty tổ chức sự kiện có kinh nghiệm, am hiểu về nghi thức truyền thống, quy trình tổ chức, sẽ giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ, long trọng và đúng chuẩn mực.
- Tối ưu chi phí: Nhiều người nghĩ rằng tự tổ chức sẽ tiết kiệm hơn, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Các công ty tổ chức sự kiện thường có mối quan hệ với các nhà cung cấp, nên có thể đàm phán được mức giá tốt hơn.
Liên hệ trực tiếp với Á Châu Event để những chuyên gia tổ chức sự kiện thiết kế giúp bạn kịch bản chất lượng. Do có rất nhiều hạng mục như: âm thanh, ánh sáng, màn hình led, nhà giàn, bàn ghế, cột barrier, bộ nghi thức khởi công, bục khởi công… Chúng tôi sẽ cung cấp trong báo giá chi tiết. Khách hàng có thể liên hệ hotline để được tư vấn, cũng như đưa ra phương án, kế hoạch, bản vẽ chính xác cho việc thực hiện lễ khởi công tại địa điểm.
Câu hỏi thường gặp trong lễ khởi công
Cần lưu ý gì khi tổ chức lễ khởi công, động thổ?
Lễ khởi công làm ở ngoài trời vậy nên cần chú trọng nhất về thời tiết và nghiên cứu về dự báo thời tiết. Thời tiết mưa bão có thể dẫn đến phá hỏng các thiết bị và decor của sự kiện cũng như không thể diễn ra lễ khởi công như mong muốn. Cần có phương án che chắn, đóng cọc, téc nước đối trọng cho nhà giàn cũng như thực hiện các phương án an toàn khác cho người lao động và khách mời.
Có cần tổ chức tiệc sau lễ khởi công hay không?
Đa phần khách mời của lễ khởi công đều là những khách mời quan trọng, có thể là những lãnh đạo nhà nước. Nên phần lớn lễ khởi công chỉ tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn nhất định khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Và sau đó toàn bộ khách sẽ ra về. Cần có phương án đón khách, tiễn khách, có thể phát quà khi tham dự. Không cần tổ chức tiệc sau lễ khởi công.
Nên tổ chức lễ khởi công vào thời điểm nào?
Lễ khởi công cần tổ chức sớm và trước khi diễn ra xây dựng. Nên tổ chức lễ khởi công sau khi san lấp đất, bàn giao mặt bằng. Ngày tổ chức lễ khởi công nên chọn theo ngày hoàng đạo vì có nhiều yếu tố tâm linh, tốt đẹp trong ngày hoàng đạo.
Kính phí tổ chức một lễ khởi công, động thổ khoảng bao nhiêu?
Chi phí để tổ chức lễ khởi công, động thổ thường sẽ rời vào khoảng thấp nhất 30.000.000 VNĐ cho đến 500.000.000 VNĐ hoặc 1.000.000 VNĐ cho việc tổ chức một lễ khởi công hoàn chỉnh.